Kiểm định xe nâng, quy trình kiểm định xe nâng hàng

Việc kiểm định xe nâng thường xuyên là rất quan trọng đối với sự an toàn của người vận hành, hàng hóa được nâng và bất kỳ ai đang làm việc trong cùng khu vực lân cận. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các quy định về kiểm định dẫn đến rủi ro về an toàn lao động cũng như gây tổn thất đến tài sản. Vậy kiểm định xe nâng là gì ? Tầm quan trọng mà nó mang lại như thế nào? Hãy cùng An toàn Miền Nam tìm hiểu thêm về quy trình này nhé!

1. Kiểm định xe nâng là gì?

Kiểm định xe nâng là quá trình đánh giá toàn diện các yếu tố kỹ thuật, an toàn và tuổi thọ của xe nâng. Quá trình kiểm định an toàn này cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo rằng xe nâng vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn và đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Phân loại xe nâng:

  • Xe nâng tay: La loại xe có cấu tạo đơn giản nhất, được hoạt động dựa vào cơ chế nâng hạ tay hoặc kích chân. Xe nâng tay cũng được chia làm 2 lại là xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao.
  • Xe nâng điện: Là loại xe nâng sử dụng nguồn năng lượng điện để di chuyển và thực hiện công việc. Xe nâng điện cũng được chia làm 2 loại là xe nâng điện tự động và xe nâng bán tự động.
  • Xe nâng động cơ: Là loại xe nâng khá phổ biến, sử dụng động cơ đốt trong để hoạt động nâng hạ và di chuyển hàng hóa, nguyên liệu thường xuyên sử dụng là xăng, gas, dầu,... trong đó các dòng xe nâng dầu khá phổ biển. Công suất của xe đạt hiệu quả cao, hoạt động bền bỉ và nâng được khối lượng hàng hóa nặng với độ cao trêm 3m.

Kiểm định xe nâng hàng

2. Mẫu tem kiểm định xe nâng

Mẫu tem kiểm định xe nâng thường được in trên nhãn dán và được dán trên xe nâng để thể hiện kết quả kiểm định của thiết bị. Mẫu tem này thường gồm các thông tin cơ bản sau:

  • Logo hoặc tên đơn vị kiểm định
  • Ngày kiểm định
  • Thời hạn sử dụng
  • Tải trọng nâng tối đa
  • Kết quả kiểm định
  • Hạn sử dụng tem

Mẫu tem kiểm định xe nâng có thể có nhiều dạng và thiết kế khác nhau tùy thuộc vào từng đơn vị kiểm định. Các thông tin trên tem cần được cung cấp đầy đủ và chính xác để đảm bảo rằng xe nâng được sử dụng an toàn và đúng quy định.

3. Các loại xe nâng hàng cần kiểm định?

Các loại xe nâng hàng cần kiểm định là các xe nâng hàng có tải trọng từ 1000kg trở lên, di chuyển bằng bánh lốp, dùng để nâng, hạ tải. Các loại xe nâng hàng cần kiểm định bao gồm:

  • Xe nâng điện dùng để nâng và di chuyển các vật liệu trong kho hoặc nhà máy. Một số loại xe nâng điện như xe nâng đứng lái, xe nâng ngồi lái và xe nâng bán tự động.
  • Xe nâng dầu ứng dụng trong vận chuyển nặng như trong ngành công nghiệp dầu khí, xây dựng và các ngành công nghiệp khác. Xe nâng dầu bao gồm xe nâng đứng lái, xe nâng ngồi lái và xe nâng bán tự động.
  • Xe nâng tự động sử dụng để nâng và di chuyển các vật liệu trong kho hoặc nhà máy mà không cần tài xế. Các loại xe này gồm xe nâng tự hành, xe nâng đường hầm và xe nâng container tự động.
  • Xe nâng tay là loại xe để nâng và di chuyển các vật liệu nhỏ trong kho hoặc nhà máy. Xe nâng tay đơn, xe nâng tay kéo và xe nâng tay cao là một số dạng xe nâng tay phổ biến.

Tất cả các loại xe nâng hàng này đều cần được kiểm định định kỳ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và bảo trì hiệu suất của xe.

Kiểm định xe nâng hàng

4. Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện kiểm định xe nâng

Kiểm định xe nâng này cũng giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị xử lý vật liệu, vì chúng xác định các vấn đề cần bảo trì để giữ cho xe nâng luôn hoạt động tốt. Việc kiểm định trước khi làm là hoạt động phổ biến ở các ngành sử dụng nhiều loại thiết bị nặng khác nhau. Một số lý do hàng đầu phải đề cập đến là:

  • Xe nâng hàng là thiết bị có tính nguy hiểm cao. Do đó, nếu không kiểm định định kỳ, có thể dẫn đến những tai nạn lao động nghiêm trọng.
  • Kiểm định xe nâng định kỳ giúp phát hiện các lỗi kỹ thuật, hư hỏng, sự cố hoặc các vấn đề liên quan đến an toàn của xe, giúp ngăn ngừa các tai nạn và đảm bảo an toàn cho nhân viên sử dụng xe nâng.
  • Kiểm định xe nâng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về kỹ thuật và thiết bị, giúp ngăn chặn các sự cố nghiêm trọng và giảm thiểu chi phí sửa chữa hoặc thay thế. Việc kiểm định định kỳ cũng giúp kéo dài tuổi thọ của xe nâng, giảm thiểu sự cố hỏng hóc và tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa trong tương lai.
  • Việc kiểm định xe nâng hàng là một yêu cầu của pháp luật về an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm định định kỳ để tuân thủ quy định và tránh bị phạt về mặt pháp lý.
  • Khi xe nâng hàng được kiểm định định kỳ và bảo trì thường xuyên, hiệu suất làm việc sẽ được cải thiện, giúp nâng cao năng suất và giảm thiểu thời gian chết trong quá trình vận hành. Việc sử dụng xe nâng hàng đúng cách và an toàn cũng giúp giảm thiểu thời gian dừng máy và tiết kiệm thời gian làm việc.
  • Kiểm định xe nâng có thể tốn thời gian và tốn kém, nhưng chúng phục vụ một mục đích quan trọng khiến các công ty phải suy nghĩ trước khi bỏ qua lần kiểm định xe nâng tiếp theo. Mặc dù tốn thời gian và tiền bạc để thực hiện nhưng chúng thực sự góp phần tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho công ty của bạn về lâu dài .

Tuy nhiên, tiết kiệm thời gian và tiền bạc không phải là lợi ích duy nhất mà công ty bạn thu được từ việc kiểm định xe nâng. Sự an toàn của nhân viên của bạn và những người khác ở khu vực lân cận trong quá trình vận hành xe nâng là một yếu tố quan trọng. Cũng giống như ô tô, xe nâng có thể gây ra tai nạn một phần là do lỗi cơ khí hoặc các tính năng an toàn bị trục trặc. Những điều này có thể dễ dàng ngăn ngừa thông qua việc kiểm định xe nâng.

Kiểm định xe nâng hàng

5. Khi nào cần kiểm định xe nâng?

Việc kiểm định cũng có thể phát hiện ra những lỗi nhỏ mà nếu được sửa chữa sớm sẽ ngăn chúng phát triển thành những lỗi sửa chữa lớn tốn kém.Tất cả các lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm định sẽ phải được ghi lại và báo cáo cho người giám sát và trong mọi trường hợp không được sử dụng bất kỳ máy nào nếu phát hiện thấy ở tình trạng không an toàn.

Tần suất kiểm định xe nâng giúp chống lại sự trì hoãn đó khi vận hành xe nâng. 

Chính vì vậy thay vì gặp sự cố lớn vào đúng thời điểm khi một bộ phận bị hỏng, phía nhân viên kỹ thuật có thể thực hiện bảo trì để ngăn chặn các tình huống nguy hiểm xảy ra. Ngoài ra, yêu cầu người vận hành kiểm tra xe nâng của họ khi bắt đầu ca để không làm ảnh hưởng đến công suất làm việc đối với người làm ở ca tiếp theo.

6. Quy chuẩn và tiêu chuẩn kiểm định thiết bị nâng

Một số quy chuẩn và tiêu chuẩn kiểm định thiết bị nâng là:

  • QCVN 7:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng. 
    • Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý an toàn lao động trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thiết bị nâng. 
    • Áp dụng cho thiết bị nâng thông dụng như cần trục, cầu trục, cổng trục, máy nâng, bộ phận mang tải.
  • QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục & QCVN 30: 2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục.
    • Đều sử dụng cho các loại cần trục có tải trọng nâng từ 1 tấn trở lên.
    • QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý an toàn lao động trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng cần trục.
    • Còn QCVN 30: 2016/BLĐTBXH thì quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý an toàn lao động trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng cầu trục và cổng trục.
  • QCVN 02:2019/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện & TCVN 6396:2017, Thang máy điện - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
    • Đều áp dụng cho các loại thang máy điện có tải trọng từ 100kg trở lên. 
    • Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý an toàn lao động trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thang máy điện.
    • Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy điện.
  • TCVN 10837:2015, Cần trục - Dây cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ.

Các loại dây cáp được sử dụng cho các thiết bị nâng như cần trục áp dụng tiêu chuẩn này khá nhiều. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ dây cáp của cần trục.

  • TCVN 8855-2-2011. Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn.

Dùng trong việc chọn cáp cho cần trục tự hành. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về hệ số an toàn của cáp cho cần trục tự hành.

  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật

Sử dụng phổ biến trong các loại thiết bị nâng thông dụng như cần trục, cầu trục, cổng trục, máy nâng, bộ phận mang tải. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật của thiết bị nâng.

  • TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.

Áp dụng cho các loại máy nâng hạ có đối trọng và ổn trọng. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng của máy nâng hạ.

  • TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực.

Dùng cho các loại cần trục có sử dụng hệ thống thủy lực. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực của cần trục.

  • TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thủy lực về an toàn.

Sử dụng cho việc thử thủy lực của các loại máy nâng hạ có sử dụng hệ thống thủy lực. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thử thủy lực về an toàn của máy nâng hạ.

7. Quy trình kiểm định xe nâng hàng

Trong quá trình kiểm định xe nâng sẽ kiểm tra từ bên ngoài và kiểm tra xem có bất kỳ lỗi hoặc hư hỏng nào có thể nhìn thấy được không. Điều này có thể bao gồm việc kiểm tra xem lốp có bị hư hỏng hoặc áp suất không khí chính xác hay không, rò rỉ rõ ràng hoặc hư hỏng chung đối với khung xe. Quy trình thực hiện kiểm định như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, kỹ thuật xe nâng

Đầu tiên, việc kiểm định xe nâng hàng cần phải kiểm tra giấy tờ liên quan đến xe nâng như hồ sơ, lý lịch, hồ sơ lắp đặt, kết quả kiểm định lần trước, hồ sơ bảo trì bảo dưỡng, hồ sơ thay thế lắp đặt sửa chữa lớn (nếu có) của xe nâng. Ngoài ra, kiểm tra các thông số kỹ thuật của xe như tải trọng, chiều cao nâng, tốc độ nâng hạ, loại động cơ,… để đối chiếu với hồ sơ chế tạo.

  • Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật xe nâng

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài của xe nâng. Kiểm tra đầy đủ và đồng bộ của các chi tiết của xe so với hồ sơ chế tạo. Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy như khung xe, càng nâng, bánh xe, hệ thống lái, hệ thống phanh,…

  • Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật có tải và không tải

Kiểm tra kỹ thuật ở điều kiện có tải và không tải. Vận hành xe nâng lên xuống 3 chu kỳ, quan sát sự hoạt động của các bộ phận như hệ thống điện, hệ thống thủy lực, hệ thống khí nén,… Ngoài ra, kiểm tra các thiết bị an toàn như còi báo hiệu, đèn chiếu sáng, cảm biến giới hạn,…

  • Bước 4: Thử tải tĩnh và tải động

Cuối cùng, là bước thử tải tĩnh và tải động. Thử tải tĩnh 125% tải sử dụng gán tải trọng lên càng nâng và giữ nguyên trong 5 phút để kiểm tra độ ổn định và độ chính xác của xe nâng. Sau đó, thử tải động 110% tải sử dụng vận hành xe nâng với tải trọng lên xuống 3 chu kỳ để kiểm tra khả năng hoạt động và hiệu suất của xe nâng. Các bước kiểm định này sẽ giúp đảm bảo an toàn và nâng cao độ tin cậy của xe nâng trong quá trình sử dụng.

8. Thời hạn kiệm định xe nâng

Tương tự như phần lớn các máy móc và thiết bị, xe nâng cũng cần được kiểm định định kỳ để đảm bảo rằng chúng luôn hoạt động tốt và an toàn khi vận hành. Điều này có thể bao gồm kiểm định hàng ngày, kiểm tra hàng tuần, kiểm định kỹ lưỡng và kiểm định trực quan. 

8.1 Kiểm định lần đầu

Đối với những loại xe nâng vừa được mua mới trước khi đưa vào sử dụng sẽ phải thực hiện kiểm định toàn bộ. Sau khi kiểm định đạt chất lượng sẽ được sử dụng vào việc nâng hàng hóa và con người.

8.2 Kiểm định định kỳ

Trong quá trình sử dụng cứ 02 năm sẽ phải kiểm định 01 lần. Đối với những xe nâng đã lâu và cũ trên 10 năm sẽ tiến hành kiểm định 06 tháng đến 01 năm 01 lần tùy vào tình trạng xe nâng. 

7.3 Kiểm định bất thường

Sẽ tiến hành kiểm định khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng sau khi thay thế, sửa chữa.

9. Chi phí kiểm định thiết bị nâng, xe nâng

Theo Thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mức giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định như sau:

  • Đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ có tải trọng từ 1.000 kg trở lên mức giá tối thiểu là 1.000.000 đồng/xe cho lần kiểm định đầu tiên và 800.000 đồng/xe cho lần kiểm định định kỳ hoặc bất thường.
  • Đối với xe nâng người có mức giá tối thiểu là 1.500.000 đồng/xe cho lần kiểm định đầu tiên và 1.200.000 đồng/xe cho lần kiểm định định kỳ hoặc bất thường.
  • Đối với các loại máy, thiết bị nâng khác thì mức giá tối thiểu được tính theo công suất hoặc tải trọng của máy, thiết bị nâng theo biểu giá kèm theo Thông tư này.

Ngoài ra, chi phí kiểm định thiết bị nâng, xe nâng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như địa chỉ kiểm định, số lượng thiết bị, phạm vi dịch vụ sử dụng.

10. Lựa chọn đơn vị kiểm định uy tín

Lĩnh vực kiểm định xe nâng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới đủ điều kiện để thực hiện kiểm định. Chính vì thế, việc lựa chọn đơn vị kiểm định xe nâng uy tín là điều hết sức quan trọng, nó đảm bảo độ tin cậy trong quá trình hoạt động. Việc thực hiện kiểm định còn đảm bảo trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các quy định của nhà nước, mang tính minh bạch trong sản xuất, nâng cao uy tín của mình trên thị trường.

Dịch vụ kiểm định xe nâng tại An toàn Miền Nam sẽ là một trong những lựa chọn hoàn hảo, gián tiếp đảm bảo cho các hoạt động sản xuất đạt được hiệu quả. Một số lý do mà bạn nên lựa chọn đơn vị chúng tôi:

  • Kiến thức về các biện pháp an toàn cần thiết để thực hiện kiểm tra định kỳ các xe nâng hiện đang được sử dụng
  • Hiểu biết về sách hướng dẫn sử dụng xe nâng, thông số kỹ thuật, bản vẽ của nhà sản xuất và danh sách các bộ phận của xe nâng
  • Nắm rõ mục đích và chức năng của tất cả các thiết bị, phụ kiện và bộ phận thường thấy trên xe nâng chạy điện và có thể kiểm tra để xác định xem chúng có hoạt động bình thường hay không
  • Có đội kỹ ngũ thuật viên được đào tạo bài bản, có năng lực thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
  • Các trang thiết bị thực hiện đại, đảm bảo chất lượng.
  • Tư vấn viên có sự am hiểu sâu về lĩnh vực, tư vấn nhiệt tình, chu đáo.

Để biết thêm chi tiết về chi phí kiểm định cụ thể cho từng loại thiết bị tại công ty TNHH Huấn luyện an toàn Miền Nam, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến bộ phận tư vấn để được báo giá trực tiếp (Ms Ngân: 0974183742).

Gọi cho chúng tôi

>>> Xem thêm các danh mục kiểm định khác:

Với các nguy cơ tiềm ẩn và ngày càng tăng về tai nạn lao động liên quan đến việc sử dụng xe nâng, việc thực hiện kiểm định xe nâng hàng là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết. An toàn Miền Nam hy vọng rằng bài viết trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn, nếu có bất kì thắc mắc hay nhu cầu kiểm định xe nâng hãy liên hệ trực tiếp hotline của công ty để được tư vấn rõ hơn nhé!

Thông tin liên hệ

Copyright © 2022. All Right Reserved

Thiết kế website Webso.vn
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng thiết kế