Việc thực hiện kiểm định an toàn lao động là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp hoạt động, cùng với đó là việc lựa chọn đơn vị kiểm định an toàn thiết bị là rất quan trọng để đảm bảo quá trình kiểm định được thực hiện đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn. Công ty TNHH Huấn luyện an toàn Miền Nam sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về các khái niệm cơ bản liên quan đến quy trình kiểm định này.

1. Kiểm định an toàn là gì?

Kiểm định an toàn lao động hay còn được gọi là kiểm định an toàn thiết bị là quá trình đánh giá và kiểm tra hệ thống, thiết bị, quy trình hoặc sản phẩm để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn. Đây là công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho công nhân và máy móc thiết bị trong suốt quá trình vận hành, sản xuất.

Việc kiểm định đối với các loại máy móc, thiết bị được vận hành với mức độ rủi ro cao, hậu quả ảnh hưởng của sự cố có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, thậm chí là tài sản của con người thì đây là một hoạt động hết sức cần thiết, không chỉ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho công nhân mà còn đảm bảo sự uy tín, trách nhiệm của doanh nghiệp đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019.

Quá trình kiểm định an toàn lao động có thể bao gồm đánh giá các rủi ro tiềm tàng, các mối nguy hiểm có thể xảy ra và các biện pháp an toàn để giảm thiểu các rủi ro đó. Nó cũng có thể đánh giá sự hiệu quả của các hệ thống an toàn hiện có và đề xuất các cải tiến hoặc thay đổi nếu cần thiết.

Kiểm định an toàn là gì?

Kiểm định kỹ thuật an toàn thường được thực hiện bởi các chuyên gia an toàn, kiểm định viên hoặc các tổ chức kiểm định độc lập để đảm bảo rằng danh mục thiết bị kiểm định an toàn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật.

2. Tại sao phải kiểm định kỹ thuật an toàn?

Việc kiểm định an toàn lao động đối với các máy móc, thiết bị là rất quan trọng vì nó giúp đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên, giảm thiểu các rủi ro tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp. Việc kiểm định đúng thời hạn giúp phát hiện kịp thời các hư hỏng, hay các vấn đề kỹ thuật để doanh nghiệp có phương hướng xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho người tham gia lao động. Dưới đây là một trong những lý do cấp thiết mà doanh nghiệp cần phải thực hiện kiểm định an toàn thiết bị:

  • Phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường của thiết bị nhằm đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý.
  • Nâng cao năng suất làm việc, nâng cao thời gian hoạt động của máy móc và tránh làm gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
  • Việc tuân thủ các quy định về thiết bị an toàn lao động còn giúp giảm thiểu các chi phí phát sinh do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố không mong muốn khác trong quá trình làm việc.
  • Giảm thiểu rủi ro xảy ra các tai nạn ảnh hưởng đến tài sản doanh nghiệp, sức khỏe, tính mạng của người lao động.
  • Kiểm định an toàn thiết bị cũng giúp đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn lao động
  • Đảm bảo sự uy tín, tạo lòng tin cho nhân viên, khách hàng, cổ đông và cơ quan quản lý và nâng cao uy tín, trách nhiệm của doanh nghiệp trên thị trường với cơ sở vật chất và phương tiện sản xuất đảm bảo an toàn.

3. Quy định kiểm định an toàn thiết bị

Các cơ sở pháp lý về hoạt động kiểm định an toàn thiết bị được quy định tại:

  • Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.
  • Nghị định 44/2016/NĐ-CP: Quy định về luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, quan trắc môi trường lao động.
  • Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH: Quy định về danh mục các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
  • Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH: Ban hành 30 quy trình kiểm định đối với máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH: Quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định an toàn thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH: Quy định chi tiết một số nội dung của hoạt động kiểm định an toàn lao động, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Việc tìm hiểu và thực hiện đúng các yêu cầu của nhà nước về các hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn là yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp hoạt động, để thực hiện đúng, nghiêm túc, chính xác và kịp thời các yêu cầu về kiểm định an toàn thiết bị.

Ngoài ra, nội dung một số quy định trong trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn được quy định đối với cá nhân, tổ chức có sử dụng các loại thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nêu rõ như sau:

  • Căn cứ vào Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động: Lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định đạt yêu cầu. Đồng thời lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

  • Căn cứ vào Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH quy định về biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định an toàn lao động: Tổ chức, cá nhân sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải kiểm tra thông tin và lựa chọn các Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đủ điều kiện để thực hiện kiểm định; phải kiểm tra thẻ kiểm định viên hoặc chứng chỉ kiểm định viên để đảm bảo kiểm định viên có năng lực phù hợp để thực hiện kiểm định.

4. Kiểm định các thiết bị an toàn

Kiểm định các thiết bị an toàn gồm việc kiểm định thiết bị an toàn và các thiết bị đo lường.

4.1. Kiểm định thiết bị an toàn

Các thiết bị an toàn bao gồm van an toàn, van giảm áp, van bảo vệ, van điều khiển, van dừng khẩn cấp,... Việc kiểm tra chúng đảm bảo rằng các thiết bị an toàn đều đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

4.2. Kiểm định an toàn thiết bị đo lường

Các thiết bị đo lường gồm có cảm biến áp suất, bơm thử áp suất, máy đo áp suất, máy đo lưu lượng,... Kiểm định chúng nhằm đảm bảo sự hoạt động chính xác và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị đo lường.

Kiểm tra hiệu chuẩn của các thiết bị đo lường để đảm bảo tính chính xác của các giá trị đo được. Việc thực hiện thử nghiệm áp suất và dòng chảy để đánh giá sự chính xác và độ tin cậy của các thiết bị đo lường. 

Dây dẫn, bộ đọc, vỏ bảo vệ của các thiết bị đo lường cần kiểm tra và đánh giá tình trạng để đảm bảo được bảo vệ tốt và an toàn khi sử dụng.

4.3. Kiểm tra hệ thống đường ống công nghệ

Kiểm tra hệ thống đường ống công nghệ là một bước quan trọng trong quy trình kiểm định bình chịu áp lực, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống. Các bước ở khâu này có thể được thực hiện như sau:

  • Kiểm tra tình trạng và vết nứt trên các đường ống, mối hàn và bất kỳ phần nào của hệ thống đường ống để đảm bảo chúng không bị rò rỉ hoặc ảnh hưởng đến khả năng chịu áp suất.
  • Kiểm tra tình trạng các đường ống, mối hàn, van, thiết bị đo lường và thiết bị an toàn có đáp ứng được áp lực thiết kế và yêu cầu kỹ thuật không. Sau đó,ta thực hiện thử nghiệm áp suất trên các đường ống để đảm bảo chúng chịu được áp suất thiết kế và đảm bảo tính chính xác của các thiết bị đo lường.
  • Kiểm tra và đánh giá tình trạng dây dẫn, bộ đọc, vỏ bảo vệ của các thiết bị đo lường để đảm bảo chúng được bảo vệ tốt và an toàn khi sử dụng. Cũng cần thực hiện thử nghiệm áp suất và dòng chảy để đánh giá hiệu suất của hệ thống đường ống và các thiết bị đo lường.

Tại sao phải kiểm định an toàn lao động?

5. Danh mục thiết bị kiểm định an toàn thiết bị

Các thiết bị cần kiểm định kỹ thuật an toàn bao gồm:

  • Các thiết bị áp lực như nồi hơi (có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar), nồi đun nước nóng (có nhiệt độ môi chất trên 115°C), nồi gia nhiệt dầu, bình áp lực (có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar), bồn, bể có áp lực (có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar), chai chứa khí, máy nén khí, hệ thống lạnh, hệ thống đường ống dẫn khí y tế,...

  • Các thiết bị nâng như xe nâng, cần trục, cổng trục, vận thăng, cẩu tháp, palang, tời nâng, sàn nâng,...

  • Các thiết bị điện như máy biến áp, máy cắt điện, chống sét van, cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa, cáp điện, sào cách điện,...

  • Các thiết bị y tế như máy thở, máy gây mê kèm thở, dao mổ điện, lồng ấp trẻ sơ sinh, máy phá rung tim, máy thận nhân tạo và các thiết bị y tế khác thuộc nhóm B, C, D theo quy định của Bộ Y tế.

  • Các thiết bị vận chuyển người như thang máy, thang cuốn và băng tải.

  • Các thiết bị chống sét và hệ thống dẫn điện.

  • Các thiết bị này đều phải được kiểm định an toàn thiết bị để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn lao động và an toàn kỹ thuật.

>>> Xem thêm danh mục các thiết bị yêu cầu kiểm định an toàn

6. Quy trình kiểm định an toàn thiết bị, máy móc

Quy trình kiểm định an toàn máy móc thiết bị thông thường gồm 5 bước sau đây:

  • Bước 1: Doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhu cầu kiểm định liên hệ với đơn vị kiểm định có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Cục An toàn lao động cấp và cung cấp danh mục máy móc thiết bị cần kiểm định.

  • Bước 2: Đơn vị kiểm định tiến hành ký kết hợp đồng kiểm định và thống nhất thời gian, địa điểm, phương pháp và phạm vi kiểm định với doanh nghiệp hoặc tổ chức.

  • Bước 3: Kiểm định viên có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại máy móc thiết bị cần kiểm định được cử tới doanh nghiệp hoặc tổ chức để thực hiện kiểm định và lập kế hoạch kiểm định.

  • Bước 4: Kiểm định viên lập biên bản kiểm định và kết luận phù hợp hoặc không phù hợp về an toàn kỹ thuật cho máy móc thiết bị, bao gồm các bước:

    • Kiểm tra bên ngoài;

    • Kiểm tra bên trong;

    • Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;

    • Kiểm tra vận hành.

  • Bước 5: Nếu kết luận phù hợp, kiểm định viên dán tem kiểm định trên máy móc thiết bị. Ngược lại, doanh nghiệp hoặc tổ chức phải sửa chữa hoặc thay thế máy móc thiết bị trước khi sử dụng.

  • Bước 6: Sau khi hoàn thành biên bản kiểm định, đơn vị kiểm định cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho doanh nghiệp hoặc tổ chức. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn quy định tùy theo loại máy móc thiết bị.

Đây là quy trình kiểm định an toàn máy móc và thiết bị thông thường. Tuy nhiên, tùy theo loại máy móc thiết bị, quy trình có thể có những biến thể khác nhau.

Lưu ýViệc tuân thủ các quy trình kiểm định được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH được chú trọng và ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, các Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH và thông tư 08/2021/TT-BLĐTBXH cũng được chú trọng.

Quy trình kiểm định an toàn lao động

Quy trình kiểm định được thực hiện để đảm bảo rằng các kiểm định máy móc thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn.

7. Chi phí kiểm định thiết bị an toàn

Chi phí kiểm định thiết bị an toàn có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Loại máy móc thiết bị, đặc tính kỹ thuật, số lượng và điều kiện kiểm định.

  • Tổ chức kiểm định, mức giá dịch vụ và chất lượng dịch vụ của tổ chức kiểm định.

  • Thời gian và địa điểm thực hiện kiểm định an toàn.

  • Các chi phí phát sinh như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, thuế và phí liên quan.

Tuy nhiên, việc kiểm định thiết bị an toàn thiết bị là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người lao động và người sử dụng thiết bị, đồng thời tránh được các rủi ro và thiệt hại về tài sản và danh tiếng do sự cố an toàn. Do đó, không thể vì rào cản chi phí mà chúng ta lơ là, bỏ qua công tác kiểm định.

Chi phí kiểm định thiết bị an toàn có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tham khảo biểu phí kiểm định phù hợp với số lượng thiết bị cũng như phù hợp với tình hình doanh nghiệp của mình vui lòng liên hệ hotline 0974183742 (Ms Ngân) để được tư vấn và nhận biểu phí phù hợp nhất nhé!

Chi phí kiểm định an toàn thiết bị

>>> Xem thêm về Biểu Phí Kiểm Định

8. Phân loại các hình thức kiểm định an toàn lao động

Về tổng quan, các hình thức kiểm định kỹ thuật an toàn đều có những điểm chung sau:

  • Đều được thực hiện bởi các đơn vị kiểm định có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

  • Đều phải tuân thủ các quy trình kiểm định được ban hành kèm theo các Thông tư của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Quốc phòng tùy theo loại máy móc thiết bị.

  • Đều phải sử dụng các phương tiện kiểm định có sai số nhỏ hơn hoặc bằng 1/4 sai số cho phép của máy móc thiết bị cần kiểm định.

  • Đều phải lập biên bản kiểm định và kết luận phù hợp hoặc không về an toàn kỹ thuật cho máy móc thiết bị đã kiểm định. Nếu kết luận phù hợp, kiểm định viên dán tem kiểm định. Ngược lại, doanh nghiệp hoặc tổ chức được yêu cầu sửa chữa hoặc thay thế máy móc thiết bị trước khi sử dụng.

  • Đều phải cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật cho doanh nghiệp hoặc tổ chức sau khi hoàn thành biên bản kiểm định. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn quy định tùy theo loại.

Nhưng ở các hình thức kiểm định khác nhau sẽ được phân loại như nhau:

8.1. Kiểm định an toàn lao động lần đầu

Kiểm định an toàn lao động lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy móc thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Đây là việc là bắt buộc đối với các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng.

Sau khi kiểm định lần đầu, doanh nghiệp hoặc tổ chức phải tiến hành việc đăng ký với Cơ quan An toàn lao động quân sự hoặc Cơ quan An toàn lao động dân sự tùy theo loại máy móc thiết bị và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Việc đăng ký chỉ thực hiện một lần đối với mỗi máy móc thiết bị. Mục đích là để cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động có thể theo dõi và kiểm tra tình trạng an toàn của các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

8.2. Kiểm định định kỳ

Kiểm định định kỳ là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy móc thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định. Đây là hoạt động bắt buộc đối với các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng. 

Thời hạn kiểm định định kỳ được quy định tùy theo loại máy móc thiết bị, thời hạn có thể từ 12 tháng trở lên kể từ lần kiểm định gần nhất.

8.3. Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy móc thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi có một trong các trường hợp sau: 

  • Có biến dạng, hư hỏng hoặc sự cố

  • Được sửa chữa hoặc thay thế một số bộ phận

  • Được di chuyển hoặc thay đổi vị trí lắp đặt

  • Được sử dụng lại sau khi ngừng sử dụng trong thời gian dài

  • Có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động

Kiểm định bất thường cũng là bắt buộc đối với các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng.

Xem thêm thông tin về Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH:

9. Hồ sơ chuẩn bị kiểm định an toàn thiết bị

Hồ sơ chuẩn bị kiểm định thiết bị an toàn là tập hợp các giấy tờ, chứng từ liên quan đến thiết bị cần kiểm định. Hồ sơ này có thể bao gồm:

  • Đơn yêu cầu dịch vụ kiểm định an toàn lao động các thiết bị, dụng cụ.

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động của tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành.

  • Hợp đồng mua bán hoặc thuê các thiết bị, dụng cụ (nếu có).

  • Hướng dẫn sử dụng và bảo trì các thiết bị, dụng cụ.

  • Giấy chứng nhận xuất xưởng hoặc giấy chứng nhận chất lượng của các thiết bị, dụng cụ (nếu có).

  • Sổ theo dõi tình trạng sử dụng và bảo trì các thiết bị, dụng cụ.

  • Kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ lần trước (nếu có).

  • Các giấy tờ khác liên quan đến thiết bị cần kiểm định.

Hồ sơ chuẩn bị kiểm định an toàn thiết bị có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thiết bị và yêu cầu của tổ chức kiểm định. Do vậy, bạn nên liên hệ trực tiếp với các tổ chức kiểm định để biết rõ hồ sơ cần chuẩn bị.

Hồ sơ chuẩn bị kiểm định an toàn thiết bị

10. Mức xử phạt khi không thực hiện kiểm định an toàn

Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn như sau được quy định như sau:

"Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:

1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

2. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng.

4. Từ 02 lần đến 03 lần tổng chi phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm (tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định) nhưng không thấp hơn 20.000.000 đồng và tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

5. Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu."

11. Nên lựa chọn đơn vị kiểm định an toàn máy móc thiết bị nào

Việc chọn đơn vị kiểm định an toàn uy tín là rất quan trọng vì nó đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và trách nhiệm trong quá trình kiểm định thiết bị an toàn, kể cả trách nhiệm pháp lý. 

An toàn Miền Nam là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu với nhiều năm trong việc kiểm định an toàn lao động, kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ cho các doanh nghiệp, tổ chức. Chúng tôi tự hào đem đến dịch vụ uy tín với đội ngũ kỹ sư, chuyên viên, kiểm định viên có trình độ, kinh nghiệm về các quy định về an toàn lao động và kiểm định thiết bị an toàn cùng trang thiết bị hiện đại và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các tổ chức và cơ quan chuyên môn có thẩm quyền trong việc kiểm định an toàn thiết bị.

Đơn vị kiểm định an toàn lao động

Ngoài ra, An toàn Miền Nam còn có những giấy chứng nhận, giấy phép hoạt động và các chứng chỉ liên quan để đảm bảo tính hợp pháp và chuyên nghiệp của hoạt động của mình.

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn

>>> Xem thêm về giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động kiểm định

Kiểm định an toàn lao động là một công việc quan trọng vì nó giúp đảm bảo an toàn cho người lao động và sản xuất hiệu quả. Để đạt được kết quả tốt nhất, các doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị kiểm định phù hợp và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết. Và Công ty TNHH Huấn luyện an toàn Miền Nam là một gợi ý đáng quan tâm cho bạn, nếu có bất kì thắc mắc hay nhu cầu tư vấn về dịch vụ kiểm định an toàn, hãy liên hệ ngay hotline để được tư vấn cụ thể.

12. Thông tin liên hệ

Chi tiết thêm về các thiết bị kiểm định an toàn tại An toàn Miền Nam:

Copyright © 2022. All Right Reserved

Thiết kế website Webso.vn
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng thiết kế