Kiểm định thang máy - Quy trình, thời hạn kiểm định

Kiểm định thang máy có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng an toàn khi di chuyển của con người trong tòa nhà. Cũng giống như bất kỳ bộ phận máy móc phức tạp nào thì thang máy cần được bảo trì liên tục và kiểm định thường xuyên để xác minh rằng nó đang hoạt động an toàn. Vậy kiểm định an toàn thang máy mang lại lợi ích cũng như lưu ý những gì cho những ai đang sử dụng nó? Trong bài viết này, An toàn Miền Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này nhé!

1. Kiểm định an toàn thang máy là gì?

Thang máy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, sự vận hành của chúng mang lại hiệu quả và thuận tiện giữa các tầng trong các tòa nhà thuộc mọi quy mô. Với việc sử dụng liên tục thì điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thang máy an toàn, đáng tin cậy và được bảo trì tốt.

Kiểm định thang máy là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy chở người hoặc chở người và hàng vận hành bằng cách sử dụng hệ thống ma sát, cơ cấu ép hoặc bơm nước để vận hành, dừng ở các tầng cố định, đây là một trong những hạng mục kiểm định an toàn bắt buộc.

Kiểm định thang máy

Ngoài ra, kiểm định thang máy thường xuyên được tiến hành để xác định các rủi ro tiềm ẩn và đảm bảo tuân thủ các quy tắc và quy định an toàn, đây là hoạt động bao gồm việc đánh giá toàn diện các bộ phận, cơ chế và hệ thống khác nhau để đảm bảo vận hành an toàn.

2. Kiểm định thang máy mang lại những lợi ích nào

Theo Điều 4, Khoản 3 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 có quy định: thang máy là hàng hóa nhóm 2 là loại sản phẩm, hàng hóa có khả năng bị mất an toàn khi vận chuyển, bảo quản, sử dụng. Khi không thể kiểm soát rủi ro nó có thể gây hại đến con người, các đối tượng động thực vật và môi trường xung quanh khác.

Thang máy được sử dụng hầu như hàng ngày trong các tòa nhà, cho dù đó là khu dân cư, trung tâm mua sắm, bệnh viện, khách sạn hay tòa nhà văn phòng. Việc kiểm định thang máy thường xuyên vô cùng cần thiết và những lợi ích mà nó mang lại như:

  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Kiểm định thang máy thường xuyên có thể giúp đảm bảo nó luôn hoạt động bình thường. Điều này giúp cho người sử dụng nó được an tâm hơn và có nhiều khả năng được các khách hàng mới tiềm năng đánh giá tích cực hơn cũng như giúp tòa nhà giữ vững hoặc tăng giá trị của nó.
  • Đảm bảo tuổi thọ thang máy: Kiểm định thang máy thường xuyên sẽ kéo dài tuổi thọ của thang máy. Kiểm định và bảo trì tất cả các bộ phận của thang máy giúp nâng cao hiệu quả.
  • Đảm bảo giá cả phải chăng: Việc bỏ qua kiểm định và bảo trì phòng ngừa, vấn đề sẽ nặng hơn. Khi phát hiện hư hỏng sớm sẽ giúp cho việc sửa chữa đỡ tốn chi phí hơn.

Như vậy, thang máy dù là nhập khẩu hay sản xuất cũng cần đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật cũng như các công tác kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định để đảm bảo an toàn khi vận hành.

3. Tại sao lại kiểm định thang máy

Việc kiểm định an toàn thang máy là rất quan trọng và cần thiết, vì đây là quy định bắt buộc của pháp luật về an toàn lao động.  Thang máy là một trong những loại thiết bị, máy móc, vật tư, chất phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động. Nếu không tiến hành kiểm định, cơ sở sử dụng thang máy có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xảy ra tai nạn.

Vậy kiểm định thang máy là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết để đảm bảo tính an toàn và hiệu suất của thang máy.

Kiểm định thang máy

4. Danh mục thang máy cần kiểm định

Dựa theo quy trình kiểm định thang máy QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH, danh mục thang máy cần kiểm định bao gồm:

  • Thang máy vận chuyển người hoặc người và hàng hoạt động nhờ vào ma sát, cưỡng bức hoặc thủy lực, dừng ở các tầng cố định. Các loại thang máy cần kiểm định thuộc nhóm này bao gồm:
    • Thang máy điện là loại thang máy sử dụng động cơ điện để kéo cabin lên xuống giữa các tầng. Thang máy điện có thể có phòng máy hoặc không có phòng máy.
    • Thang máy thủy lực là loại thang máy sử dụng hệ thống bơm và xi lanh thủy lực để nâng hạ cabin. Thang máy thủy lực có tốc độ định mức không quá 1 m/s và van giảm áp không quá 50 MPa.
    • Thang máy chở hàng là loại thang máy sử dụng để chở hàng, vận hành bằng điện có dẫn động ma sát hoặc cưỡng bức được lắp đặt cố định.
    • Cabin của thang máy chở hàng có kích thước và kết cấu không cho phép người vào được.
  • Thang máy gia đình là loại thang máy được lắp đặt trong nhà riêng, phục vụ cho nhu cầu di chuyển của các thành viên trong gia đình. Thang máy gia đình có thiết kế nhỏ gọn, an toàn và tiết kiệm điện năng.

5. Quy định kiểm định an toàn thang máy

Quy trình kiểm định thang máy QTKĐ: 02-2021/ BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/09/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Quy trình này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với các thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Không áp dụng đối với các loại thang máy có hệ thống dẫn động khác, có tốc độ định mức ≤0,15 m/s, thang máy lắp đặt với mục đích sử dụng để chở hàng hoặc các thiết bị nâng khác.

Thuộc danh mục bắt buộc phải kiểm định và được nêu trong thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ lao động - thương binh và xã hội “Ban hành các danh mục thiết bị máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động”.

Quy trình hay các bước kiểm định: Đối với thang máy điện QTKĐ 21/2016/BLĐTBXH, thang cuốn QTKĐ 25/2016/BLĐTBXH ban hành theo thông tư 54/2016-TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ lao động.

6. Quy trình kiểm định thang máy

Quy trình kiểm định thang máy QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/09/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Quy trình này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với các thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Không áp dụng đối với các loại thang máy có hệ thống dẫn động khác, có tốc độ định mức ≤0,15 m/s, thang máy lắp đặt với mục đích sử dụng để chở hàng hoặc các thiết bị nâng khác.

Dựa theo quy trình kiểm định thang máy QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH, quy trình kiểm định gồm các bước sau:

I. Chuẩn bị kiểm định

Đây là bước thực hiện các công việc trước khi tiến hành kiểm định an toàn thang máy. Bước này bao gồm các công việc: 

  • Lập kế hoạch kiểm định
  • Lựa chọn đội ngũ kiểm định viên
  • Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và tài liệu kiểm định
  • Liên hệ với cơ sở sử dụng thang máy để xác nhận thời gian và địa điểm kiểm định
  • Thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch kiểm định.

Cần chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo việc kiểm định được thực hiện suôn sẻ, không phát sinh sự cố.

II. Kiểm tra tài liệu

Bước tiếp theo của quy trình chính là bước kiểm tra các tài liệu liên quan đến thang máy. Quá trình này bao gồm các công việc kiểm tra các loại giấy tờ sau:

  • Giấy phép lắp đặt thang máy
  • Giấy chứng nhận tuân thủ yêu cầu kỹ thuật thang máy
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật thang máy
  • Hồ sơ kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng thang máy
  • Biên bản bàn giao thang máy
  • Biên bản kiểm tra nghiệm thu thang máy
  • Biên bản bảo vệ, bảo quản thang máy
  • Biên bản kiểm định trước đó (nếu có).

III. Kiểm tra trực quan

Bước thứ ba của quy trình kiểm định thang máy chính là kiểm tra trực quan. Bước này, kiểm định viên sẽ kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bộ phận, thiết bị của thang máy bằng mắt thường hoặc với sự trợ giúp của các thiết bị đo lường.

Kiểm tra trực quan bao gồm các việc như:

  • Kiểm tra phòng máy
  • Kiểm tra cabin và cửa cabin
  • Kiểm tra hố thang và cửa tầng
  • Kiểm tra phòng điều khiển và nút điều khiển.

IV. Kiểm tra chức năng

Bước thứ tư của quá trình chính là kiểm tra chức năng. Mục đích của bước này là kiểm tra khả năng hoạt động của các chức năng cơ bản của thang máy. Trong bước này cần thực hiện các công việc bao gồm:

  • Khởi động và dừng thang máy
  • Điều khiển tầng và hướng chuyển động của cabin
  • Mở và đóng cửa buồng và cửa sàn
  • Hoạt động của các thiết bị an toàn như phanh, giới hạn tốc độ, giới hạn vị trí, van an toàn, nút khẩn cấp…

V. Kiểm tra an toàn

Ở bước này, kiểm định viên thực hiện các bước kiểm tra mức độ an toàn của thang máy khi vận hành trong các điều kiện khác nhau. Các kiểm tra bao gồm:

  • Kiểm tra an toàn điện
  • Kiểm tra an toàn cháy nổ
  • Kiểm tra an toàn cơ khí
  • Kiểm tra an toàn lao động.

VI. Xử lý kết quả kiểm định

Bước cuối cùng của quy trình chính là bước tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả kiểm định thang máy, xác định mức độ phù hợp của thang máy với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. 

Xử lý kết quả kiểm định bao gồm các hoạt động như: 

  • Lập biên bản kiểm định
  • Xác nhận kết quả kiểm định
  • Dán tem kiểm định
  • Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật (nếu có)
  • Thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kết quả kiểm định.

7. Quy chuẩn kiểm định thang máy

Các quy chuẩn hiện được áp dụng trong việc kiểm định an toàn thang máy được nhà nước ban hành như sau:

  • QCVN 02 :2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện
  • QCVN 07:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
  • QCVN 18:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực
  • QCVN 26:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện không có buồng máy
  • TCVN 6904:2001, Thang máy điện. Phương pháp thử - Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và phương pháp thử
  • TCVN 6396-3:2010, Thang máy chở hàng dẫn động điện. Yêu cầu về cầu tạo và lắp đặt
  • TCVN 7550:2005, Cáp thép dùng cho thang máy. Yêu cầu tối thiểu
  • TCVN 6905:2001, Thang máy thủy lực. Phương pháp thử. Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
  • TCVN 7628-1:2007; TCVN 7628-2:2007; TCVN 7628-3:2007; TCVN 7628-5:2007; TCVN 7628-6:2007, Lắp đặt thang máy (Phần 1, 2, 3, 5, 6)
  • TCVN 5867:2009, Thang máy, cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn
  • TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung
  • TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
  • QTKĐ: 21-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện
  • QTKĐ: 22-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thủy lực
  • QTKĐ: 23-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng (dumnwaiter)
  • QTKĐ: 24-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện không có phòng máy

8. Thời hạn kiểm định an toàn thang máy

Thời hạn kiểm định dựa theo quy trình kiểm định thang máy QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH như sau:

8.1 Kiểm định lần đầu

  • Thang máy phải được kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng. Thời gian kiểm định lần đầu thang máy bao gồm:
  • Thời gian kiểm tra tài liệu liên quan đến thang máy như giấy phép lắp đặt, giấy chứng nhận hợp quy, hồ sơ kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng, biên bản bàn giao và nghiệm thu thang máy. Thường có thể mất từ 15 đến 30 phút tùy theo số lượng và độ đầy đủ của tài liệu.
  • Thời gian kiểm tra trực quan để kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bộ phận, thiết bị của thang máy bằng mắt thường hoặc với sự trợ giúp của các thiết bị đo lường. Mất từ 30 đến 60 phút tùy theo loại và kích thước của thang máy để kiểm định.
  • Thời gian kiểm tra chức năng, khả năng hoạt động của các chức năng cơ bản của thang máy như khởi động và dừng, điều khiển tầng và hướng chuyển động, mở và đóng cửa, hoạt động của các thiết bị an toàn. Thời gian mất từ 60 - 120 phút tùy theo số lượng và phức tạp của các chức năng cần kiểm tra.
  • Thời gian kiểm tra an toàn của thang máy khi vận hành trong các điều kiện khác nhau như an toàn điện, an toàn cháy nổ, an toàn cơ khí, an toàn lao động. Có thể mất từ 60 - 180 phút cho việc kiểm tra.
  • Thời gian xử lý kết quả kiểm định để tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả kiểm định, xác định mức độ phù hợp của thang máy với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Thời gian xử lý thường từ 30 - 60 phút tùy theo số lượng và nội dung của kết quả.

8.2 Kiểm định định kỳ

Thang máy phải được kiểm định định kỳ theo chu kỳ sau mỗi 12 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật lần trước hoặc từ ngày cấp giấy chứng nhận hợp quy (đối với kiểm định lần đầu). 

Mục đích của loại hình kiểm tra này là kiểm tra tình trạng bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa của thang máy, phát hiện và xử lý các hư hỏng, sai lệch có thể ảnh hưởng đến an toàn của thang máy. Thời gian kiểm định định kỳ thang máy có thể ngắn hơn so với kiểm định lần đầu, tùy theo tình trạng của thang máy.

8.3 Kiểm định bất thường

Thang máy phải được kiểm định bất thường trong các trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc khi có dấu hiệu mất an toàn của thang máy. 

Mục đích nhằm xác minh nguyên nhân và mức độ của sự cố, đề xuất các biện pháp khắc phục và phòng ngừa. Thời gian kiểm định bất thường thang máy có thể dài hơn so với kiểm định lần đầu hoặc kiểm định định kỳ, tùy theo tính chất và quy mô của sự cố.

9. Biểu phí kiểm định

Quy định biểu phí kiểm định thang máy thường khác nhau tùy theo từng đơn vị kiểm định và từng loại thang máy. Tuy nhiên, thông thường chi phí sẽ bao gồm:

  • Chi phí kiểm định an toàn thang máy - chi phí chính trong quá trình kiểm định: tùy thuộc vào từng loại thang máy và đơn vị kiểm định. Đây là chi phí để đưa ra báo cáo kiểm định thang máy.
  • Chi phí thiết bị, vật tư: được tính vào biểu phí nếu trong quá trình kiểm định cần sử dụng các thiết bị, vật tư đặc biệt.
  • Thuế VAT: Là khoản thuế giá trị gia tăng được tính trên tổng giá trị của dịch vụ.

Thông thường tại An toàn Miền Nam, biểu phí của quy trình kiểm định có thể dao động từ 2.000.000 đến 4.500.000 đồng. Để có được biểu phí chính xác, bạn cần liên hệ trực tiếp với An toàn Miền Nam để được tư vấn chi tiết về các chi phí và quy trình kiểm định.

Kiểm định thang máy

>>> Xem thêm biểu phí kiểm định: https://antoanmiennam.com/bieu-phi-kiem-dinh

10. Những lưu ý khi kiểm định thang máy

Một số lưu ý khi tiến hành kiểm định thang máy như sau:

  • Về đơn vị kiểm định thang máy

Đơn vị kiểm định phải được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn

Đơn vị kiểm định trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

  • Về hồ sơ, lý lịch thang máy

Có đầy đủ các hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, lý lịch thang máy

Kiểm tra đối với các trường hợp kiểm định thang máy lần đầu trước đó khi có giấy chứng nhận hợp quy

Không kiểm tra đối với các trường hợp không kiểm định lần đầu khi có giấy chứng nhận kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp

Kiểm tra đối với thang máy lắp đặt, kiểm định lần đầu khi có hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang

  • Xử lý kết quả kiểm định

Kết quả kiểm định thang máy đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên sẽ thực hiện dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định phải được dán ở vị trí dễ quan sát. 

Kết quả kiểm định thang máy không đạt yêu cầu thì phải thực hiện các bước như ghi rõ lý do thang máy không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó, đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thang máy.

11. Nên lựa chọn đơn vị kiểm định thang máy nào?

Việc lựa chọn công ty kiểm định an toàn thang máy uy tín là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy. An toàn Miền Nam là đơn vị kiểm định thang máy uy tín, đảm bảo đúng quy trình. 

Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đảm bảo an toàn và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật cùng đội ngũ kiểm định viên đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Đồng thời An toàn Miền Nam cam kết cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả và có tính khách quan.

Bạn hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn và sử dụng dịch vụ của An toàn Miền Nam vì:

  • Chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật để thực hiện công việc kiểm định thang máy.
  • Các dịch vụ đều có giá cả phải chăng và chất lượng dịch vụ lại tốt.
  • Đội ngũ kiểm tra viên kinh nghiệm lâu năm và trang thiết bị kiểm định của đơn vị đầy đủ.

Gọi cho chúng tôi

>>> Xem thêm các danh mục kiểm định khác:

Với các quy định và hướng dẫn trên của An toàn Miền Nam, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc kiểm định an toàn thang máy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Việc lựa chọn đơn vị uy tín cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình kiểm định thang máy. Nếu quý đối tác có bầt kì thắc mắc nào hãy liên hệ ngay hotline để được tư vấn cụ thế nhé!

Thông tin liên hệ

Copyright © 2022. All Right Reserved

Thiết kế website Webso.vn
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng thiết kế