Quan trắc môi trường lao động được coi là một hoạt động rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động, doanh nghiệp cần tuân thủ pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định về việc quan trắc. Vậy hoạt động là gì, hãy cùng An toàn Miền Nam tìm hiểu hoạt động này trong bài viết dưới đây nhé, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với quý khách hàng.

1. Quan trắc môi trường lao động là gì?

Quan trắc môi trường lao động (QTMTLĐ) hay còn được gọi là đo kiểm môi trường lao động là quá trình đo lường, thu thập, ghi nhận và phân tích các yếu tố môi trường tại nơi làm việc nhằm đánh giá tác động của chúng đến sức khỏe và an toàn của người lao động. Từ việc QTMTLĐ, các đơn vị có thể theo dõi các yếu tố môi trường kịp thời, chính xác từ đó giúp xác định các mối nguy tiềm ẩn, cung cấp thông tin để cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khỏe của nhân viên.

Quá trình thu thập, phân tích này yêu cầu kỹ thuật viên phải đến tận nơi, ở các nhà máy, xí nghiệp hay xưởng sản xuất,... để tiến hành khảo sát, sử dụng các thiết bị chuyên dụng được quy định để làm việc. Các kết quả của việc thu thập, lấy mẫu và phân tích tại địa điểm sản xuất sẽ được sử dụng để đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành được quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

Quan trắc môi trường lao động

2. Tại sao phải quan trắc môi trường lao động?

Người lao động là lực lượng thiết yếu quyết định chất lượng doanh nghiệp và sức khỏe người lao động là yếu tố nòng cốt cho sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo sức khỏe của bộ phận này được ví như đảm bảo trái tim doanh nghiệp. Hiện nay người lao động thường phải làm việc trong môi trường tồn tại nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, hóa chất,... các yếu tố này nếu không được kiểm tra, rà soát, phân tích kỹ lưỡng dẫn đến vượt quá mức quy định sẽ gây ảnh hưởng xấu đến người lao động.

Tại sao phải đo kiểm môi trường lao động

Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế, chỉ trong khoảng thời gian 5 năm từ 2011 - 2016, có khoảng 10% số liệu chỉ ra rằng môi trường lao động tại các cơ sở trong cả nước không đạt tiêu chuẩn, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động hoặc có thể mắc các căn bệnh nguy hiểm khi phải tiếp xúc với điều kiện làm việc không đạt chuẩn. Vì thế, đó là lý do khách quan phải thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ tối thiểu 1 lần/năm là công việc thiết yếu mà bên sử dụng lao động cần thực hiện để kiểm soát được môi trường làm việc của đơn vị và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Ngoài ra việc thực hiện QTMTLĐ còn đảm bảo các yếu tố sau:

  • Thực hiện tốt các quy định của pháp luật (Luận an toàn vệ sinh lao động 2015, Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Thông tư 16/2016/BYT)
  • Làm ISO, đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn của khách hàng.
  • Phát hiện và đánh giá các yếu tố có hại trong môi trường lao động, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện, giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp.​​​​​​

3. Các quy định về quan trắc môi trường lao động

Một số quy định, nghị định và thông tư có quy định về vấn đề đo kiểm môi trường lao động được nếu rõ trong:

  • Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.
  • Nghị định 44/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
  • Nghị định 39/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của luật an toàn vệ sinh lao động.
  • Thông tư 19/2016/TT-BYT về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài theo dạng hợp đồng.

Các doanh nghiệp, đơn vị đang sử dụng người lao động cần phải tìm hiểu kỹ các quy định về quan trắc môi trường làm việc để thực hiện đúng, nghiêm túc, chính xác và kịp thời các yêu cầu về đo kiểm môi trường lao động. Kết quả quan trắc cần được ghi nhận, lưu trữ và báo cáo theo quy định.

4. Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động

Theo nội dung điều Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động, cụ thể như sau:

  • Tiến hành thực hiện đầy đủ các yếu tố có hại được liệt kê trong hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
    • Tại Khoản 3 Điều 33 NĐ 44/2016/NĐ-CP đối với công việc, nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi thực hiện quan trắc phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my.
  • Việc thực hiện đo kiểm môi trường lao động phải thực hiện đồng nhất giữa cả 2 đơn vị sử dụng lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
  • Việc QTMTLĐ phải đảm bảo:
    • Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
    • Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
    • Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
  • Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
    • Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
    • Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
    • Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

  • Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.

  • Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.

5. Mục đích của quan trắc môi trường lao động

  • Việc tổ chức đo kiểm môi trường lao động định kỳ giúp phát hiện và đánh giá các yếu tố có hại trong môi trường lao động, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện, giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
  • Bên cạnh đó tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ hàng năm cho người lao động, lựa chọn cá nhân đáp ứng đủ điều kiện để bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động tiếp xúc với các yếu tố độc hại theo quy định của pháp luật.
  • Công tác quan trắc môi trường lao động định kỳ là hoạt động gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng môi trường, điều kiện làm việc lành mạnh, đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người lao động.
  • Tuân thủ đúng các chính sách của nhà nước trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời hoạt động này còn giúp tạo độ uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, giúp tiến xa hơn trong tương lai sắp tới.

6. Đối tượng nào bắt buộc thực hiện quan trắc môi trường lao động

Các đơn bị sau cần thiết thực hiện QTMTLĐ:

  • Bệnh viện: Môi trường lao động trong bệnh viện tiềm ẩn nhiều nguy cơ và yếu tố gây hại cho sức khỏe vì thường tiếp xúc với các dịch bệnh nguy hiểm. Việc đo kiểm môi trường lao động giúp định vị và giảm thiểu rủi ro trong môi trường làm việc, tăng cường an toàn và hiệu suất làm việc cho cả nhân viên y tế và bệnh nhân.
  • Nhà máy: Các công nhân làm việc tại nhà máy thường phải tiếp xúc với các khí thải, hơi độc, bụi bẩn, tiếng ồn, các chất hóa học,... nếu các yếu tố này không được kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ dẫn đến vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động. Vậy nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của công nhân, các nhà máy sản xuất phải thực hiện đo kiểm môi trường lao động định kỳ để đánh giá, ghi nhận kịp thời các yếu tố môi trường này và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp.
  • Các nhà máy sản xuất như nhà máy cơ khí, nhà máy sử dụng nhiên liệu đốt, các nhà máy sản xuất giấy, các nhà máy sử dụng hóa phẩm,... hay tất cả các đơn vị đang sử dụng người lao động dù có hay không có hợp đồng lao động đều bắt buộc phải thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ.

Đối tượng quan trắc môi trường lao động

7. Tầm quan trọng

Quan trắc môi trường lao động định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của người lao động. Dưới đây là một số tầm quan trọng của công việc quan trắc:

  • Bảo vệ sức khỏe người lao động

Đo kiểm môi trường lao động giúp xác định và đo lường các yếu tố có thể gây hại cho sức khỏe của người lao động như chất độc, hơi độc, bụi, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Thông qua việc theo dõi và đánh giá môi trường làm việc, các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe có thể được áp dụng để giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương và các bệnh liên quan đến công việc.

  • Đảm bảo an toàn lao động

Việc quan trắc môi trường lao động giúp cung cấp thông tin cần thiết để xác định các nguy cơ tiềm ẩn và tình trạng an toàn trong môi trường làm việc. Nếu một yếu tố môi trường vượt quá ngưỡng an toàn, các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa sẽ được thực hiện ngay lập tức.

Tầm quan trọng của quan trắc môi trường lao động

  • Tuân thủ quy định pháp luật

Đây là một phần quan trọng của việc tuân thủ quy định pháp luật về an toàn và bảo vệ sức khỏe lao động. Các tổ chức và doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến môi trường làm việc và quản lý rủi ro

  • Nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc

Một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và thoải mái có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và chất lượng làm việc. Để đảm bảo hiệu quả làm việc thì việc tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh là rất cần thiết.

8. Tần suất quan trắc môi trường lao động

Tần suất thực hiện như sau:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lý định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần.

Tần suất thực hiện quan trắc môi trường lao động

9. Các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động

STT Chỉ tiêu quan trắc Quy chuẩn so sánh
1 Yếu tố vi khí hậu

 - Nhiệt độ

- Độ ẩm

 - Tốc độ gió

 - Bức xạ nhiệt

QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
2 Yếu tố vật lý
 - Ánh sáng QCVN 22:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm việc.
 - Tiếng ồn QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
 - Rung QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.
 - Điện từ trường  - QCVN 21:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điện từ trường tần số cao – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc.
 - QCVN 25:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc.
 - Phóng xạ Thông tư 19/2012/TT-BKHCN về quy định về kiểm soát bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
 - Bức xạ tử ngoại QCVN 23:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bức xạ tử ngoại – Mức tiếp xúc cho phép bức xạ tử ngoại tại nơi làm việc.
3 Yếu tố bụi

 - Bụi amiang
 - Bụi bông
 - Bụi silic (bụi toàn phần, bụi hô hấp, phân tích hàm lượng silic tự do trong bụi)
 - Bụi không chứa silic (bụi toàn phần, bụi hô hấp)
 - Bụi than (bụi toàn phần, bụi hô hấp)
QCVN 02:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bụi – Giá trị cho phép tiếp xúc bụi tại nơi làm việc.
4 Yếu tố hơi khí độc
 - Hơi khí độc thông thường: CO2, CO, NO2, SO2, CH4, H2S, NH3,…
 - Hơi khí độc kim loại: Pb, Zn, Cu, Fe,…
 - Hơi kiềm: NaOH
 - Hơi khí axit vô cơ: H2SO4, HCl, HNO3, NaOH,…
 - Hơi axit hữu cơ: axit Formic, axit Acetic,…
 - Hơi dung môi hữu cơ: Hydrocacbon (HC), Toluen, Xylen, Benzen, Aceton, Metyl Etyl Keton (MEK), Cyclohexane, Cyclohexanone, Metylcyclohexane,…
 - QCVN 03:2019/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.
 - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT.
5 Yếu tố Ecgonomy
 - Đánh giá ecgonomy vị trí lao động
 - Đánh giá gánh nặng lao động thể lực
 - Đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT.
- Phương pháp OWAS.
6 Yếu tố vi sinh vật

 - Vi khuẩn hiếu khí, nấm men, nấm mốc,…

10. Thời gian quan trắc môi trường lao động định kỳ

Theo như định kỳ việc thực hiện đo kiểm môi trường lao động ít nhất 1 năm 1 lần có nếu ra ở nội dung trên thì vào ngày 31/12 hàng năm, doanh nghiệp buộc phải gửi các báo cáo công tác đo kiểm môi trường lao động (kể cả kiểm định và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động) về cơ quan quản lý tại địa phương, nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động các báo cáo như sau:

  • Báo cáo Sở Lao động- thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;
  • Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.

11. Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động

  • Bước 1: Bên đơn vị được ủy thác sẽ tiến hành liên hệ với doanh nghiệp, tiến hành thu thập, tiếp nhận các thông tin được bên doanh nghiệp cung cấp để và thông báo chi phí phù hợp.
  • Bước 2: Hai bên thảo luận để thống nhất lập hợp đồng quan trắc và bàn bạc về thời gian tiến hành quan trắc thích hợp
  • Bước 3: Bên đơn vị thi công tiến hành đo kiểm môi trường lao động như trong hợp đồng
  • Bước 4: Dựa trên kết quả thu thập được tiến hành đánh giá việc quan trắc.
  • Bước 5: Thực hiện bước hoàn thiện, bàn giao hồ sơ vệ sinh môi trường lao động và Hồ sơ quan trắc môi trường lao động cho bên doanh nghiệp, đưa ra các đề xuất, giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Ngoài ra, quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động còn phải đảm bảo thực hiện theo đúng Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP về quy trình đo kiểm môi trường lao động như sau:

Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.

  • Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.
  • Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.
  • Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
    • Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
    • Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
    • Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

>>> Xem thêm thông tin về Nghị định 44/2016/NĐ-CP:

12. Quy định về việc quản lý, lưu giữ kết quả QTMTLĐ

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 44/2016/NĐ-CP về quy định việc quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động như sau:

  • Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
  • Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.

13. Quy định nào xử phạt không tổ chức Quan trắc môi trường lao động

Để giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về câu hỏi Có quy định nào xử phạt doanh nghiệp không tổ chức QTMTLĐ định kỳ không, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, điều 26. Quy định về xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức quan trắc môi trường có một trong các hành vi sau: không thực hiện báo cáo kết quả hoạt động hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh; không tham gia khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật, khoa học công nghệ về Quan trắc môi trường lao động theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không công bố công khai cho người lao động tại nơi Quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành Quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức Quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: phối hợp với người sử dụng lao động gian lận trong hoạt động QTMTLĐ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; tiến hành không theo quy trình được pháp luật quy định.

7. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức Quan trắc môi trường lao động có hành vi cung cấp kết quả quan trắc môi trường mà không thực hiện quan trắc môi trường theo quy định.

Nguồn: luatvietnam.vn

14. Đơn vị quan trắc môi trường lao động uy tín

14.1 Khi chọn đơn vị đo kiểm môi trường lao động cần chú ý điều gì?

  • Chuyên viên chuyên nghiệp: Đảm bảo đơn vị có đội ngũ chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực QTMTLĐ. Họ cần có hiểu biết sâu về các quy định, phương pháp và thiết bị quan trắc.
  • Chất lượng dịch vụ: Cần tham khảo chất lượng dịch vụ của đơn vị, bao gồm khả năng thực hiện đúng quy trình, độ chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu thu thập được. Đảm bảo rằng đơn vị sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của quy định.
  • Chứng nhận của cơ quan thẩm quyền: Kiểm tra xem đơn vị có chứng nhận và tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về đo kiểm môi trường lao động.
  • Đơn vị đã được công bố quan trắc môi trường lao động chưa.
  • Thẩm định và đánh giá: Xem xét xem đơn vị đã từng thực hiện các dự án tương tự trong quá khứ và tham khảo các nhận xét, đánh giá của khách hàng để chọn đơn vị phù hợp.

14.2 Đơn vị quan trắc môi trường lao động uy tín hiện nay

Quý khách hàng đang có nhu cầu liên hệ, tìm kiếm đơn vị quan trắc môi trường uy tín thì Công ty TNHH Huấn luyện an toàn Miền Nam là đối tác hoàn hảo để lựa chọn vì những lý do sau đây:

  • Công ty TNHH Huấn luyện an toàn Miền Nam là đơn vị được cấp phép đủ điều kiện thực hiện đo kiểm môi trường lao động theo quyết định số 11048/SYT-NVY ngày 11/11/2016 của Sở Y Tế TP. Hồ Chí Minh, vì thế quý đối tác có thể hoàn toàn yên tâm về uy tín và chất lượng tại đơn vị chúng tôi.
  • Được trang bị các trang thiết bị hàng đầu, công nghệ tiên tiến được đầu tư kỹ lưỡng, đầy đủ để thực hiện quan trắc hiện trường.
  • Sau khi thực hiện quan trắc hiện trường, các số liệu được phân tích đánh giá trong phòng thí nghiệm riêng có đầy đủ máy móc, trang thiết bị chuyên dụng, đảm bảo việc quan trắc được thực hiện chính xác, kỹ lưỡng nhất.
  • Đơn vị chúng tôi có các biện pháp bảo mật thông tin để đảm bảo dữ liệu quan trắc môi trường lao động không bị rò rỉ hoặc sử dụng sai mục đích.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi tự hào có đội ngũ chuyên gia, chuyên viên, tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, được đào tạo bài bản, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng, đảm bảo cho khách hàng sẽ có trải nghiệm dịch vụ tốt nhất tại công ty.
  • Đội ngũ quan trắc viên tại đơn vị chúng tôi được cấp bằng công nhận của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo thực hiện đúng thời gian, đúng kế hoạch, mang đến thông tin chính xác, minh bạch cho khách hàng.

Đơn vị quan trắc môi trường lao động uy tín

Với những lý do kể trên, An toàn Miền Nam sẽ là một đơn vị đáng để xem xét và tin tưởng cho các khách hàng có nhu cầu tìm hiểu các thông tin về quan trắc môi trường lao động. Thông tin liên hệ qua số điện thoại 0974183742 (Ms Ngân).

15. Biểu phí quan trắc môi trường lao động

Biểu phí quan trắc môi trường lao động tại từng doanh nghiệp cụ thể sẽ phụ thuộc và một số yếu tố như khoảng cách địa lý, hạng mục quan trắc, số lượng. Chính vì thế sẽ không cố định đối với mỗi đơn vị. Để có thể nhận được mức phí phù hợp nhất mời quý đối tác liên hệ bộ phân tự vấn của công ty tại: 0974183742 (Ms Ngân) để được tư vấn cụ thể nhé!

>>> Xem thêm thông tin về mức biểu phí từng hạng mục cụ thể tại: https://antoanmiennam.com/bieu-phi-quan-trac-moi-truong-lao-dong

16. Năng lực thực hiện quan trắc môi trường lao động

Ngày 11/11/2016 Công ty TNHH Huấn luyện an toàn Miền Nam nhận công văn số 11048/SYT-NVY về việc công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động. Theo đó công ty chúng tôi có đầy đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường lao động quy định tại nghị định 44/2016/NĐ-CP.

Năng lực hoạt động quan trắc môi trường lao động

Đi cùng với năng lực hoạt động, công ty chúng tôi có đội ngũ nhân sự, kỹ thuật viên đo kiểm môi trường đều giàu kinh nghiệm, có chuyên môn, được đào tạo bài bản và có chứng chỉ quan trắc môi trường lao động đầy đủ do cơ quan chức năng cấp. Ngoài ra, công ty cũng trang bị các thiết bị, máy móc đo kiểm môi trường mới, hiện đại và được hiệu chuẩn đầy đủ. Vì vậy đến với dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ và đáp ứng quy chuẩn pháp luật hiện hành.

Công ty TNHH Huấn luyện an toàn Miền Nam hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động tại các công ty, doanh nghiệp, nhà máy với chi phí hợp lý giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành.

17. Kết luận

Trên đây là bài viết cung cấp cho quý khách hàng một số thông tin cần thiết về đo kiểm môi trường lao động, bên cạnh đó giải thích được quan trắc môi trường lao động là gì. Hy vọng đây là những thông tin cần thiết quý doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn của doanh nghiệp và xử kịp thời, đồng thời tuân thủ đúng các quy định của nhà nước. Các doanh nghiệp đang sử dụng người lao động dù có hợp đồng hay không có hợp đồng cần bắt buộc tìm hiểu, đầu từ thời gian, nguồn lực để thực hiện.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu về quan trắc môi trường lao động, hãy liên hệ ngay hotline của công ty TNHH Huấn luyện an toàn Miền Nam để được tư vấn tận tình, miễn phí!

18. Thông tin liên hệ

Một số thông tin về quan trắc môi trường lao động cần thiết:

Copyright © 2022. All Right Reserved

Thiết kế website Webso.vn
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng thiết kế