Việc lập hồ sơ quan trắc môi trường lao động khá quan trọng, đối với các doanh nghiệp lớn thông thường có bộ phận HSE sẽ đảm nhiệm tốt vai trò này. Tuy nhiên đối với một số doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp không ít rắc rối và nếu như khi kiểm tra mà không đáp ứng đầy đủ yêu cầu sẽ bị phạt, đây chắc hẳn là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn. Chính vì thế bài viết này An Toàn Miền Nam sẽ hướng dẫn chi tiết cũng như tầm quan trọng của hồ sơ này nhé!
1. Hồ sơ quan trắc môi trường lao động là gì?
Hồ sơ quan trắc môi trường lao động là hồ sơ quản lý các yêu tố có hại được thực hiện khi quan trắc môi trường lao động trong môi trường làm việc có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến sức khỏe của người lao động. Bên cạnh đó thực hiện các biện pháp chủ động phóng tránh và cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân, nâng cao năng suất làm việc.
2. Các quy định pháp lý
Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Nghị định 39/2016/NĐ-CP;
Nghị định 44/2016/NĐ-CP;
Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ y tế;
3. Tìm hiểu về hồ sơ quan trắc môi trường lao động
3.1 Hồ sơ QTMTLĐ là gì?
Hồ sơ quan trắc môi trường lao động là loại hồ sơ vô cùng quan trọng và cần thiết của doanh nghiệp, là tập hợp các thông tin, dữ liệu liên quan đến quá trình đo kiểm môi trường lao động tại một nơi làm việc. Hồ sơ QTMTLĐ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc xác định rủi ro, đề xuất biện pháp cải thiện và đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn và sức khỏe của công nhân.
Đây là loại hồ sơ không thể thiếu được quy định rõ ràng trong Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
3.2 Đối tượng nào cần lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Tất cả các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, các khu công nghiệp, cơ sở giáo dục, trung tâm vui chơi, giải trí, nhà máy sản xuất, xí nghiệp hiện đang sử dụng lao động nếu chưa đăng ký hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đều phải lập hồ sơ này vì đây là cơ sở giúp đơn vị sử dụng lao động thực hiện được những biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện nhanh chóng những nguy cơ tiềm ẩn và rủi ro trong lao động.
Bên cạnh đó, việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là căn cứ để các tổ chức, cơ quan thẩm quyền quản lý được hoạt động vệ sinh của đơn vị và bảo vệ quyền lợi, sức khỏe cho người lao động.
Xem thêm mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động:
4. Báo cáo về QTMTLĐ cần đảm bảo tiêu chí nào
4.1 Căn cứ pháp lý lập báo cáo về quan trắc môi trường lao động
- Nghị Định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động
- Hướng dẫn viết hồ sơ vệ sinh lao động dựa vào phụ lục I.
- Nghị Định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
- Hướng dẫn lập báo cáo kết quả thực hiện QTMTLĐ theo mẫu 04 phụ lục III.
4.2 Báo cáo quan trắc môi trường lao động cần đảm bảo các tiêu chí nào
- Chính xác và đáng tin cậy
Báo cáo phải được thực hiện với sự chính xác cao và đáng tin cậy. Kết quả quan trắc và dữ liệu liên quan phải được ghi lại một cách chính xác, khách quan và tránh bị sai sót. Các phương pháp quan trắc và thiết bị sử dụng cần được kiểm tra, hiệu chuẩn và bảo trì định kỳ để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả.
- Đầy đủ và chi tiết
Khi lập báo cáo về quan trắc môi trường làm việc cần cung cấp đầy đủ thông tin và chi tiết về quá trình quan trắc và kết quả đo đạc để giúp người đọc hiểu rõ về quá trình quan trắc và có cái nhìn tổng quan về tình trạng môi trường lao động.
- So sánh với tiêu chuẩn và giới hạn an toàn
Cần so sánh kết quả quan trắc với các tiêu chuẩn và giới hạn an toàn quy định để xác định xem mức độ tuân thủ tiêu chuẩn và đánh giá mức độ an toàn của môi trường lao động để kịp thời phát hiện, đánh giá được các yếu tố về môi trường và đề xuất biện pháp cải thiện
- Có biện pháp kịp thời
Báo cáo nên cung cấp một đánh giá rõ ràng về mức độ rủi ro và tác động để các biện pháp cải thiện có thể được đề xuất và triển khai. Nếu kết quả đo kiểm môi trường lao động cho thấy có sự vượt quá giới hạn an toàn hoặc tác động tiêu cực đến sức khỏe và an toàn của người lao động, báo cáo cần đề xuất các biện pháp cải thiện để giảm thiểu nguy cơ và cải thiện môi trường làm việc.
4.3 Xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động
Quy định về căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động được quy định tại Điều 36 Nghị định 44/2016/NĐ-CP như sau:
- Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
- Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
- Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.
Qua những thông tin vừa rồi hy vọng đã giúp ích phần nào cho công tác thực hiện hồ sơ quan trắc môi trường lao động của quý doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn dịch vụ lập hồ sơ quan trắc môi trường lao động hãy liên hệ ngay hotline của công ty TNHH Huấn luyện an toàn Miền Nam bên dưới để được tư vấn và giải thích cụ thể nhé!
Thông tin liên hệ
-
Công Ty TNHH Huấn Luyện An Toàn Miền Nam
-
Địa Chỉ: Số 65, đường B2, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
-
Ðiện Thoại: 0908067408
-
Email: huyen.nv@antoanmiennam.com